10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng kiến thức là tất cả những gì đảm bảo để bạn đạt được thành công. Một điều rất quan trọng mà bạn phải luôn nhớ, đó là trau dồi những kỹ năng.
KHỞI NGHIỆP - TS. Alan Phan
Những gì tôi sắp viết bạn sẽ không thấy trong sách nào hay báo chí nào, mong rằng sau bài này sẽ có nhiều người cân nhắc cơ hội nghề nghiệp của mình là khởi nghiệp. Vì những người viết báo khởi nghiệp không phải là những người khởi nghiệp, có phỏng vấn đại gia thì người ta cũng sẽ trả lời kiểu trả lời báo chí và những đại gia thường bận quá chẳng chịu viết. Nếu họ có viết sách thì khi đó họ đã quá thành công và không còn nhớ cái tâm trạng và hiểu biết của họ thời chập chững như nào nữa. Tôi nghĩ rằng bài này rất hợp với nhiều người vì tôi đang ở trong đúng cái chân núi đó, tiền không nhiều, mắc sai sót hàng ngày nhưng cũng có trải nghiệm và thành tựu nhất định.
4 điều phải có ở người kinh doanh
Nhiều người nói rằng bạn phải thông minh, hay IQ cao, hay phải học thật giỏi, rồi thì làm việc chăm chỉ, cật lực thậm chí phải “bán mạng”… nhưng tất cả những thứ này KHÔNG LIÊN QUAN tới việc bạn kiếm được tiền nhiều hay không!
Chuyện người đàn ông muốn giàu nhanh
Có một người đàn ông lập chí sẽ trở thành triệu phú ở tuổi 40, năm ông 35 tuổi đã từ bỏ công việc, bắt đầu sáng dựng sự nghiệp, mong sẽ có thể giàu sang chỉ trong một đêm.
9 mẹo bán SaaS
1. Giữ thời gian dùng thử ngắn thôi
Thời gian dùng thử dài tưởng như là cách để khách hàng cắn câu, nhưng nó thật sự dáng đòn vào startup của bạn. Với 99% các startup, thời gian dùng thử không quá 14 ngày.
Đây là lý do:
- Hầu hết người ta không dùng thử hết thời gian: Hãy xem lại dữ liệu của bạn và bạn sẽ thấy phần lớn rời bỏ sau 3 ngày dùng thử.
- Người dùng coi trọng thời gian dùng thử ngắn hơn: Khách tiềm năng sẽ trì hoãn, và khi họ hoãn lại, họ sẽ quên. Với thời gian dùng thử ngắn, họ sẽ thường sẽ dùng thử sản phẩm của bạn ngay lập tức.
- Chi phí có khách hàng thấp hơn: Khi bạn rút ngắn thời gian dùng thử, bạn cũng rút ngắn chu kỳ bán hàng. Nếu bạn có thể rút từ 6 tuần xuống 3, bạn đã giảm chi phí đi rất nhiều.
2. Tối ưu email quảng cáo
Trừ phi bạn có một email quảng bá tuyệt cú mèo, hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ quên đi sự tồn tại của bạn trong vài giờ sau khi đăng ký dùng thử.
- Dùng địa chỉ email tên người: Đừng gửi email từ một phòng. Thay vì “[email protected]” thì hãy dùng mail của bạn “[email protected]”.
- Gửi đủ số email: Christoph Janz’s, một trong những nhà đầu tư SaaS thành công nhất, khuyên các nhà sáng lập SaaS: “Nếu không có ai kêu ca bạn đang email spam họ, có thể là bạn chưa gửi đủ số email”.
- Gửi các email theo hành động: Khi họ đăng ký, khi họ nhập thông tin tài khoản hay trang huỷ đăng ký, hay khi thời gian dùng thử sắp hết.
3. Hãy gọi cho mấy ông đang dùng thử ngay tức thì
Hầu hết các SaaS non trẻ đều không gọi cho khách dùng thử ngay mà thường đợi đến ngày cuối cùng. Họ không biết bán SaaS. Trong giai đoạn đầu startup của bạn, bạn phải gọi ngay cho khách hàng dùng thử sau khi họ đăng ký 5 phút. Nếu bạn làm được như vậy, bạn sẽ:
- Quyết liệt cải thiện tỷ lệ chạm tới khách hàng: Có thể lúc đó khách đang ngồi thước máy tính, điện thoại loay hoay với sản phẩm của bạn. Nếu bạn đợi lâu hơn, để họ nhấc máy sẽ khó hơn.
- Đánh giá được ngay khách hàng tiềm năng: Bạn cần chắc rằng giải pháp của bạn sẽ là lựa chọn tốt cho khách hàng trước khi bạn đưa ra đề nghị chốt hợp đồng. Nếu chưa, bạn có thể gọi để giúp họ có thêm các lựa chọn khác.
- Xử lý những thắc mắc một cách hiệu quả: Điện thoại là công cụ tốt nhất để quản lý thành công các thắc mắc. Nếu khách ko thắc mắc, bạn có thể dùng thời gian này để giải quyết trước các thắc mắc chung hay gặp.
Một doanh nghiệp hiểu khách hàng sẽ sở hữu khách hàng đó. Nhấc điện thoại lên để biết về khách dùng thử hoặc họ sẽ không bao giờ trở thành khách hàng của bạn.
4. Hãy demo ngắn và tập trung
Lỗi hay gặp nhất của các startup khi demo là biến chúng thành các bài giảng, đào tạo. Khách của bạn không cần (hay cả không muốn) thấy từng xen-ti-mét sản phẩm của bạn. Họ muốn biết sản phẩm của bạn có giúp họ thành công không.
Hãy đánh giá trước. Đừng dùng bản demo như một công cụ đánh giá. Hãy đánh giá cơ hội trước khi dùng đến demo.
Ngắn gọn thôi. 30-60 phút là thời gian quá dài. Nếu bạn không thể giải thích cho khách hiểu sản phẩm của bạn giúp họ được gì trong 15 phút, bạn hoặc không hiểu về sản phẩm hoặc không biết gì về khách.
Tập trung vào lợi ích, không phải tính năng. Các khách của bạn không quan tâm đến từng phím hay từng giao diện. Đừng nói sản phẩm sẽ làm gì, hãy nói nó có thể làm gì cho họ. Một bản demo thành công là bản trình diễn của “giá trị”, không phải buổi đào tạo. Hãy làm như vậy và bạn sẽ thấy hiệu quả hơn nhiều.
5. Không ngừng đeo bám
Bạn sẽ hiếm khi chốt được hợp đồng sau cuộc gọi đầu tiên. Bán hàng startup thành công phụ thuộc vào khả năng không ngừng đeo bám của bạn.
Vậy bao lâu là vừa?
Nếu khách tiềm năng tỏ ra thích sản phẩm, hãy đeo bám đến chết. Đừng thoả mãn với sự im lặng hay “có thể”; những cái có thể ấy sẽ giết startup của bạn. Hãy gọi và email đến khi bạn nhận được trả lời “có” hoặc “không”.
Nếu thấy khách hàng lạnh nhạt, dùng kế hoạch 14 ngày sau:
- Ngày 1: Liên lạc lần đầu
- Ngày 3: Đeo bám lần đầu. Tiếp cận vào một khung giờ khác trong ngày với một phiên bản cô đọng hơn của thông điệp trong lần đầu.
- Ngày 7: Đeo bám lần hai. Tiếp cận vào một khung giờ khác trong ngày và trình bày lại yêu cầu (khách hàng) hành động của bạn.
- Ngày 14: Đeo bám lần 3. Nếu bạn không nhận được phản hồi từ khách, hãy gửi một email (thông điệp) chấm dứt. Đây là khi tỷ lệ phản hồi tăng vọt.
Nếu bạn không nhận được phản hồi email chấm dứt, hãy chuyển sang các cơ hội khác hứa hẹn hơn.
6. Định giá của bạn (thật) cao
Các công ty SaaS lấy giá làm công cụ cạnh tranh thực sự không tự tin vào sản phẩm của họ. Họ nghĩ rằng cách duy nhất để làm là hạ giá giải pháp của mình.
Giá không nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà là giá trị mang lại.
Học từ Cloudsponge, bạn biết mình định giá đúng khi:
- 30% khách hàng tiềm năng nói: “Anh bị điên à, tôi không bao giờ trả giá đó”.
- 30% khách tiềm năng nói: “Sản phẩm của bạn thực sự rẻ”.
- 40% khách tiềm năng nói: “Sản phẩm của bạn đắt, nhưng đáng tiền”.
Chả có gì sai khi đắt với một số khách. Thực tế, nếu bạn chưa bao giờ mất hợp đồng vì giá cao, sản phẩm của bạn đang quá rẻ.
7. Bán gói trả trước hàng năm
Các startup thích mô hình SaaS vì có doanh thu đều hàng tháng. Nhưng với các gói này, bạn chỉ có doanh thu nhỏ giọt.
Khi phát triển startup SaaS, bạn cần cả thác doanh thu, thay vì giọt. Hãy cân nhắc chào một tỷ lệ giảm giá nếu khách đồng ý mua gói năm.
Mặc dù có thể làm giảm doanh thu tổng thể, nhưng nó cho bạn một luồng tiền dồi dào hơn. Bạn có thể dùng nó để mở rộng đội bán hàng, mở rộng thị trường hay nâng cấp sản phẩm.
8. Không giảm giá
Giảm giá dường như là cách tốt để có được khách hàng, nhưng lại lợi bất cập hại. Đây không phải là cách bạn bán SaaS.
Đây là lý do:
- Giảm giá làm nhân viên bán hàng lười đi: Bán giá trị cho khách thì khó, giảm giá để bán thì dễ hơn. Khi giảm giá là một lựa chọn, nhân viên bán hàng sẽ lạm dụng nó.
- Giảm giá làm cho không dự báo được doanh thu: Khi mỗi khách mới trả một giá, không có cách gì để biết doanh thu tuần tới của bạn là bao nhiêu, chưa nói gì đến năm sau.
- Giảm giá rất tồi tệ cho làm thương hiệu: Với khách hàng, họ sẽ thật sự không hài lòng nếu đối thủ của họ trả mức giá thấp hơn cho cùng một sản phẩm. Bạn phải kiên định với chính sách giảm giá và gắn chặt vào nó. Trừ gói trả trước năm một, chúng tôi khuyến nghị không giảm giá một ly nào, cả điếu thuốc, chén nước.
9. Đừng bao giờ chốt một hợp đồng tồi
Đừng bao giờ bán cho khách hàng chưa đủ tiêu chuẩn. Đôi khi cần phải nói “không” với một khách hàng sẵn sàng trả tiền. Đóng được hợp đồng dễ dàng thì rất thích, nhưng chi phí của việc rời đi thường cao hơn doanh thu ngắn hạn.
Khi bạn bán cho một khách hàng chưa được đánh giá kỹ, họ sẽ không thành công. Họ sẽ có hàng tá phàn nàn và hàng tấn yêu cầu hỗ trợ. Những khách hàng này sẽ làm mất tinh thần đội ngũ của bạn với những phản hồi tiêu cực và bắt đầu lan truyền những đánh giá xấu trên mạng. Và tất nhiên họ sẽ từ bỏ bạn, rồi họ sẽ đổ tội cho sản phẩm của bạn đã làm cho họ thất bại.
Và họ hoàn toàn không sai. Đấy là trách nhiệm của bạn phải bỏ qua những khách hàng chưa đủ tiêu chuẩn (khách hàng tồi). Hãy chắc chắn bạn đã đánh giá từng cơ hội với 4 bước sau:
- Tạo hồ sơ về khách hàng
- Xác định được nhu cầu của khách
- Nắm rõ cách thức, quy trình ra quyết định của họ
- Nhận diện các đối thủ cạnh tranh
Hoàn tất các bước trên, bạn sẽ biết được sản phẩm của mình có phù hợp với khách hàng đó hay không. Nếu không, chả sao. Chỉ cho họ giải pháp phù hợp hơn, và chuyển sang cơ hội khác. Đây là cách bán SaaS thế nào cho đúng.
Tác giả: Nguyễn Quang Trung
“Kéo cắt lông mũi”: Bài học kinh doanh đáng suy ngẫm
Ở Mỹ có một công ty rất nổi tiếng, tên là Cripite, kinh doanh một thứ hàng không đáng kể, nhưng nổi tiếng khắp nước Mỹ và cả nước ngoài.
Cripite chuyên kinh doanh “Kéo cắt lông mũi” chuyển qua bưu điện. Công ty thường quảng cáo trên các tạp chí có ảnh hưởng và lượng phát hành lớn. Trong lời quảng cáo dùng câu đơn giản, rõ ràng, khách hàng chỉ cần viết rõ địa chỉ và trả tiền tương đương với giá bán lẻ ở thị trường, không lâu sau sẽ nhận được chiếc kéo cắt lông mũi xinh xắn.
Quảng cáo như vậy gây sự chú ý và hiếu kỳ của đông đảo độc giả, họ không ngại bỏ ra 3 USD để thử hư thực. Quả nhiên nhanh chóng nhận được chiếc kéo cắt lông mũi của công ty Cripite gởi bưu điện tới. Kéo sắc, dễ sử dụng, không ai không trầm trồ, thương hiệu của công ty càng được lan truyền rộng.
Mọi người sẽ thắc mắc, công ty Cripite buôn bán nhỏ như vậy làm sao có lợi nhuận? Sự thật lợi nhuận của nó không ở kéo cắt lông mũi mà ở con đường do kéo cắt lông mũi mở ra.
Chúng ta đều biết, bất cứ ai cũng có thể dùng kéo bình thường để cắt lông mũi của mình, chẳng mấy ai cần đến kéo cắt lông mũi chuyện dụng. Cho dù có, họ cũng có thể mua được ở bất cứ cửa hàng nào, đâu cần thiết phải mua qua bưu điện thứ hàng nhỏ bé đó.
Công ty, khiến rất nhiều người vốn không cần thiết lắm thứ nhỏ nhặt này lại thích thú muốn thử, như vậy là mục đích của công ty đã đạt được.
Thì ra, công ty Cripite triển khai dịch vụ kiếm tiền bằng cách cho thuê danh sách khách hàng mua kéo cắt lông mũi qua bưu điện. Họ nhập tên tuổi, địa chỉ khách hàng mua qua bưu điện vào máy tính, sau đó bán cho các công ty mua bán hàng qua bưu điện khác, công ty quảng cáo, công ty dịch vụ tư vấn,…
Đồng thời công ty cũng nhận làm dịch vụ tuyên truyền quảng cáo cho các nhà kinh doanh và công ty dịch vụ quảng cáo khác, khi gởi kéo cắt lông mũi của mình thì gởi kèm đồ quảng cáo hàng hóa khác, từ đó có thể thu được một khoản tiền.
Thu lợi qua thủ đoạn kinh doanh này của Cripite hết sức khả quan. Kéo cắt lông mũi, do một công ty dụng cụ dao kéo ở New York nhận làm, thông qua bưu điện bán mỗi chiếc 2,99 USD, lợi nhuận chỉ có 6%, tương đương 0,18 USD.
Nhưng mỗi lần thực hiện thành công một vụ bán qua bưu điện thì danh sách khách hàng sẽ tăng thêm một tên mới. Danh sách này cho thuê hoặc đem bán mỗi tên có thể thu được từ 0,03 đến 0,75 USD, mỗi danh sách có thể bán được nhiều lần.
Như vậy thu nhập của nó gấp nhiều lần so với số tiền bán kéo kiếm được, cộng thêm thu nhập gởi kèm sản phẩm tuyên truyền quảng cáo khác cho khách hàng thì thu nhập càng lớn.
Kéo cắt lông mũi Cripite đều in mác Cripite. Công ty đặt đại lý bán hàng qua bưu điện ở hàng ngàn địa điểm khắp nước, khiến thương hiệu càng lan rộng. Sự thành công về kinh doanh của Cripite khiến người ta không thể hiểu nổi.
Theo một bài báo trên tập san Tiền tệ ở Washington thì: Số người mua kéo cắt lông mũi Cripite qua bưu điện đã gửi phiếu đặt tạp chí này rất nhiều và những người đó cơ bản không biết vì sao tạp chí này lại biết tên tuổi và địa chỉ của họ.
Chia sẻ của tỷ phú Internet - Jack Ma
Jack Ma - sáng lập và là nguyên Giám đốc điều hành Alibaba Group. Ông cũng là một trong những doanh nhân công nghệ thành công nhất của Trung Quốc, cũng như thị trường châu Á. Trong bài viết, ông đã chia sẻ những kinh nghiệm sâu sắc nhất của mình về cuộc sống và nghiệp doanh nhân.
Tôi luôn tin vào 2 nguyên tắc:
- Thái độ của bạn sẽ quan trọng hơn khả năng của bạn.
- Tương tự, sự quyết đoán của bạn cũng quan trọng hơn khả năng của bạn.
Bạn không thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người, nhưng bạn có thể thống nhất mọi người thông qua một mục tiêu chung.
- Đừng bao giờ tin rằng bạn có thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người. Đó là chuyện viển vông.
- Sẽ có khoảng 30% số người không bao giờ tin bạn. Thay vì để đồng nghiệp và nhân viên làm việc cho bạn, hãy để họ làm việc vì một mục tiêu chung.
- Sẽ dễ dàng để thống nhất công ty dưới một mục tiêu chung hơn là thống nhất công ty dưới một người cụ thể nào đấy.
Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo thật sự?
- Nhà lãnh đạo phải là một người nhìn xa trông rộng, và anh ta phải có cái nhìn sâu sắc hơn một người nhân viên.
- Nhà lãnh đạo nên có sự bền bĩ, ngoan cường, và anh ta có thể chịu đựng áp lực mà một nhân viên không thể chịu được.
- Nhà lãnh đạo nên có một sự nhẫn nại kiên định và khả năng đương đầu và đối diện thất bại. Do đó, những phẩm chất của một nhà lãnh đạo kiệt xuất là tầm nhìn, sự nhẫn nại, và năng lực của anh ta.
Đừng dính líu vào chính trị
Theo lẽ thường, tiền và quyền lực chính trị sẽ không bao giờ đi chung. Khi bạn làm chính trị, đừng bao giờ nghĩ đến tiền bạc. Ngược lại, khi bạn làm kinh doanh, đừng nghĩ đến dính líu vào chính trị. Khi tiền bạc đụng đến chính trị, nó giống như bạn đụng đến một quả mìn nổ chậm, nó chỉ chực chờ bùng nổ.
4 câu hỏi chính yếu mà thế hệ trẻ nên tự hỏi
- Thất bại là gì? Bỏ cuộc là sự thất bại lớn nhất.
- Ứng biến là gì? Chỉ khi bạn trải qua những gian khó cùng cực, những thất vọng vô bờ bến, khi đấy bạn mới hiểu cái gọi là ứng biến.
- Nghĩa vụ của bạn là gì: Là cần cù, chăm chỉ, và tham vọng hơn tất cả.
- Chỉ những đứa ngốc mới thích dùng miệng để thể hiện. Người đàn ông thông minh sẽ sử dụng trí não, và người uyên bác sẽ thể hiện bằng trái tim của anh ấy.
Chúng ta sinh ra để được sống và thưởng thức cuộc sống này
Tôi luôn tự nói với bản thân tôi rằng chúng ta sinh ra không phải để cắm cúi làm việc, mà sinh ra để thưởng thức cuộc sống. Chúng ta tạo ra những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Nếu bạn muốn giành toàn bộ cuộc đời bạn chỉ để làm việc, sẽ có ngày bạn phải hối tiếc.
Không cần biết bạn thành công đến đâu trên con đường sự nghiệp, bạn phải luôn nhớ rằng chúng ta có mặt ở đây là để tận hưởng cuộc sống.
Sự cạnh tranh và tranh đấu lẫn nhau
- Những người cạnh tranh gay gắt lẫn nhau là những người ngốc nghếch.
- Nếu bạn xem mọi người là kẻ thù, thì những người xung quanh bạn sẽ trở thành kẻ thù của bạn.
- Khi bạn cạnh tranh bình đẳng với những đối thủ khác, đừng để xuất hiện sự ghen tức. Sự ghen tức nhỏ nhoi sẽ chỉ làm hại bạn về sau.
- Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một nước cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau.
- Một người làm kinh doanh hay một doanh nhân chân chính sẽ không có kẻ thù. Chỉ khi anh ta hiểu được điều này, anh ta mới nhận ra cơ hội luôn luôn rộng mở với tất cả mọi người.
Đừng để phàn nàn trở thành thói quen
Có thể chấp nhận được nếu thỉnh thoảng bạn phàn nàn, rên rỉ về những khó khăn. Tuy nhiên, nếu nó trở thành thói quen, nó sẽ giống như khi bạn uống rượu. Bạn càng cố gắng uống thì bạn sẽ càng khát. Trên con đường đế với thành công, bạn sẽ nhận ra người thành công sẽ không phải là người thường phàn nàn. Thế giới này sẽ không thể nhớ những gì bạn nói, nhưng những gì bạn làm được chắc chắn sẽ không bị lãng quên.
Nhà lãnh đạo sẽ không nên so sánh kĩ năng chuyên môn của anh ta với nhân viên của anh ta. Nhân viên của bạn phải luôn có kĩ năng chuyên môn tốt hơn bạn. Nếu không được như vậy, nghĩa là bạn đã thuê nhầm người
6 loại hình khởi nghiệp bạn cần biết
--------------------------------------------------------------------------
Không hiểu biết và nắm vững các khái niệm về “doanh nhân” và “khởi nghiệp” (startup) là một mối nguy có thể sẽ kéo thụt lùi nền kinh tế của cả một quốc gia.
Một điều đáng buồn đó là dường như nhà nước rất ít khuyến khích và đầu tư cho startup, nếu có thì cũng không mấy hiệu quả do được chú tâm không đúng cách, nguyên nhân đơn giản bởi những nhà điều hành không nắm được các khái niệm cơ bản và trả lời được các câu hỏi sau:
Startup là gì? Nhà kinh doanh là ai? Điểm khác biệt giữa các hệ sinh thái kinh doanh? Vai trò của quỹ công và quỹ tư?
6 loại hình startup – Hãy chọn lấy 1
6 đường lối tổ chức khởi nghiệp riêng biệt dành cho các doanh nhân: kinh doanh cá thể (lifestyle business), kinh doanh nhỏ (small business), startup có khả năng mở rộng (scalable startup), startup có khả năng chuyển nhượng (buyable startup), startup trong công ty lớn (large company) và doanh nhân xã hội (social entrepreneur). Mỗi cá nhân người đứng ra tổ chức doanh nghiệp của mình đều được gọi là các “doanh nhân”, tuy nhiên giữa mỗi nhóm ngành và hệ sinh thái hỗ trợ nó đều có các đặc điểm riêng cùng những sự khác biệt then chốt cần được nắm vững.
Đối với nhà hoạch định chính sách, ưu tiên hàng đầu chính là quan sát và chọn lấy cho mình một lối đi phù hợp nhất.
1. Startup kinh doanh cá thể: Sống là để hưởng thụ
Bên bờ các bãi biển xinh đẹp tại California, ta có thể thấy có nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở nơi đây, ví dụ như những người chơi lướt ván hoặc thợ lặn đồng thời sở hữu các quầy cho thuê dụng cụ thể thao hoặc mở lớp hướng dẫn lặn biển v…v… nhằm kiếm thêm chi phí chi trả cho các môn thể thao ưa thích của bản thân họ. Những nhà kinh doanh dạng này thuộc nhóm những người sống vì đam mê và thú vui cá nhân, làm không vì ai trừ chính họ, vừa làm vừa hưởng. Tại Silicon Valley, tương tự cũng có những lập trình viên hoặc thiết kế web tự do làm việc vì yêu công nghệ và làm việc chủ yếu để phục vụ sở thích hơn là làm giàu.
2. Startup kinh doanh nhỏ: Lao động để nuôi sống gia đình
Ngày nay, chiếm phần lớn trong số các kế hoạch kinh doanh và startup ở Mỹ vẫn là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Con số trung bình là từ 5 đến 7 triệu hộ, chiếm 99.7% các công ty và tập đoàn, 50% tổng số nhân công được thuê lao động (số liệu năm 2011).
Ví dụ cho hình thức kinh doanh nhỏ lẻ bao gồm: Cửa hàng đồ gia dụng, thức phẩm, tiệm làm tóc, đại lý du lịch, chuyên gia tư vấn, cửa hàng dịch vụ internet … Nhà sáng lập cũng đồng thời là nhân công.
Họ làm việc chăm chỉ không kém những nhà kinh doanh lại Silicon Valley, ưa chuộng thuê nhân công tại địa phương hoặc trong gia đình, và đa số là không có lãi hoặc lãi rất ít. Hình thức kinh doanh này được tạo dựng không phải để mở rộng hay thay đổi quy mô mà nhằm vào mục tiêu chính của chủ sở hữu đó là “nuôi sống bản thân và gia đình”. Nguồn vốn duy nhất của họ là khoản tiết kiệm tự thân, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay kinh doanh nhỏ và số tiền mượn được tự người thân, họ hàng. Những nhà kinh doanh thuộc nhóm này thường không trở thành tỉ phú hay xuất hiện trên các tạp chí người giàu. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác, chính họ lại là minh chứng sống động nhất khi nói đến “tinh thần kinh doanh” hơn bất kì ai, đến từ bất kì đâu trong 6 nhóm đã nêu.
3. Startup có khả năng tăng trưởng: Tham vọng ông lớn.
Đây là xu hướng chủ đạo mà các nhà kinh doanh và đầu tư liên doanh tại Silicon Valley hướng đến. Những ví dụ cụ thể nhất chính là Google, Skype, Facebook và Twitter. Từ giây phút đầu tiên, nhà sáng lập đã tin tưởng rằng mình sở hữu tầm nhìn có thể thay đổi thế giới. Khác với những hộ kinh doanh nhỏ đã đề cập ở trên, mục tiêu của họ ngoại trừ việc hưởng lợi nhuận còn có chú tâm vào tạo ra tính công bình bên trong tổ chức, tạo ra một công ty có giá trị liên thành, có chỗ đứng vững mạnh.
Những dự án startup dạng này rất cần đến những nhà đầu tư mạo hiểm hỗ trợ hòng tìm ra những mô hình kinh doanh mới mẻ. Họ chỉ làm việc với những người giỏi nhất. Một khi đã tìm ra một sản phẩm và một mô hình kinh doanh phù hợp, họ lại càng tập trung hơn vào hướng mở rộng và càng ra sức kêu gọi vốn đầu tư để thúc đẩy tiến độ lên mức nhanh nhất.
Những dự án startup hướng mở rộng thường tập trung quanh các “cluster” đầy đủ về vốn, nhân lực và “văn hóa” khởi nghiệp như Silicon Valley, Thượng Hải, New York hoặc Isarel … Tuy chiếm một phần rất nhỏ trong 6 hình thức startup, nhưng do lợi nhuận và hình ảnh mang lại, loại hình khởi nghiệp này thu hút mọi nguồn vốn mạo hiểm theo nguyên tắc: rủi ro tương đương với lợi nhuận.
4. Startup hướng chuyển nhượng: Từ túi này sang túi khác
Trong vòng 5 năm trở lại đây, ứng dụng web và di động đã vươn lên mạnh mẽ và việc chuyển nhượng các startup dạng này đã trở nên hết sức phổ biến, tiêu biểu là việc Facebook mua lại Instagram mới đây. Chi phí khởi nghiệp cho các dự án đồng dạng ít hơn nhiều so với dạng truyền thống, yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đầu tư bên ngoài; lợi thế bên cạnh đó là giảm bớt thời gian cần thiết để đưa được sản phẩm ra thị trường và có bệ đỡ sẵn. Mục tiêu chính không phải là tạo lập các tập đoàn tỷ đô, mà là nuôi lớn ý tưởng rồi bán lại cho các bên kinh doanh lớn hơn.
5. Startup trong công ty lớn: Đổi mới hoặc biến mất
Những công ty lớn sở hữu vòng đời hữu hạn. Trong hơn 1 thập kỉ qua, chúng lại càng thu hẹp hơn nữa. Đa phần chuyển hương phát triển sang hình thái duy trì và tung ra các sản phẩm phụ bên cạnh sản phẩm chính. Sự thay đổi khẩu vị của khách hàng, sự tiến bộ của công nghệ, luật pháp, các đối thủ cạnh tranh v..v.. là các tác nhân gây sức ép lên các công ty, đòi hỏi họ phải đưa ra các chính sách mới, tạo ra sản phẩm mới và tìm kiếm khách hàng mới tại các thị trường mới. Ví dụ tiêu biểu đó là Google và Sony. Những công ty, tập đoàn hiện tại thực hiện điều đó bằng cách mua lại các công ty nhỏ hơn đang trên đà phát triển, hoặc tận lực chuyển hướng kinh doanh vốn có của họ. Bất hạnh thay, kích cỡ đồ sộ của chính họ lại làm cho quá trình này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
6. Startup hướng xã hội: Tạo nên sự khác biệt
Những doanh nhân trong lĩnh vực xã hội là những con người sở hữu lòng nhiệt tình và nguồn nhiệt huyết không hề thua kém bất kì ai trong số những nhà sáng lập nói chung. Thế những, khác với những dự án startup hướng mở rộng, mục tiêu của họ là biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, trội hẳn so với việc làm giàu. Những dự án kiểu này có thể thuộc dạng phi lợi nhuận hoặc chỉ thu về lợi nhuận nhược tiểu.
Tổng kết: Một số điểm cơ bản cần rút ra và chú ý:
- Mỗi hình thức trong số 6 loại hình startup trên lại có yêu cầu khác biệt lớn đối với hệ sinh thái kinh doanh, các phương pháp giáo dục đặc biệt, các ưu đãi kinh tế khác nhau (thuế má, giấy tờ …), nơi ươm mầm và các nhà tư bản mạo hiểm.
- Một hệ sinh thái startup hệ mở rộng là phương thức tối thượng để thực thi tư bản chủ nghĩa. Đó không phải là việc thực thi “tính công bằng” hay ưu đãi. Thương trường là chiến trường, cuộc chơi đòi hỏi độ liều cao, ham muốn vật chất, tầm nhìn và không từ thủ đoạn. Kẻ chiến thắng chính là người hội đủ tất cả những yếu tố đó.
- Xây dựng một cụm sinh thái startup hướng mở rộng đòi hỏi sự vắng mật của chính phủ trong các vườn ươm ý tưởng kinh doanh, các quỹ đầu tư mạo hiểm và đòi hỏi quá trình chọn lựa hướng đi thật nghiêm ngặt
- Các quốc gia bắt đầu thực hiện hình thức kinh doanh tài chính công nên sở hữu riêng cho mình một lối thoát, phòng trường hợp cấp bách đồng thời xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm riêng. Nếu sau 5 đến 10 năm mà dự án vẫn đòi hỏi cung ứng vốn thì đồng nghĩa với việc nó đã thất bại.
Thêm vào đó, nhà nước Israel ban đầu chỉ ứng quỹ cho 23 vườn ươm kinh doanh nhưng sau đó chuyển toàn bộ sang cho bên liên doanh sở hữu và quản lí. Tất cả những vườn ươm đó tới nay được điều hành bởi các chuyên gia kinh tế, trở thành tiền đề cho thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm.
Như vậy. trừ khi những nhà làm luật hiểu được đặc điểm cùng sự khác biệt giữa các loại hình startup và nhu cầu thiết yếu của hệ sinh thái kinh tế nhằm hỗ trợ phát triển của quốc gia; nếu không, khả năng để đất nước đó có cơ hội tiến bộ, phát triển, đổi mới, tạo nên công ăn việc làm cho người dân là vô cùng thấp.
Vốn điều lệ
LẠI NÓI VỀ VỐN ĐIỀU LỆ
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Trong bài Đừng tin “vốn điều lệ”!, tác giả Huy Nam sau khi đặt các câu hỏi về vốn ấy thì đã trả lời rằng là “… có thể nói đó chưa là gì, ít ra về mặt tài chính doanh nghiệp… có thể là dư âm của nếp quản lý tiền kiểm…”. Và ông đã giải thích bằng bài viết của mình. Ở đây tôi xin góp thêm vào cố gắng của tác giả.
Thoạt đầu (vì bây giờ đổi rồi), vốn điều lệ là danh từ của luật ta để chỉ số tiền lần đầu của một doanh nghiệp do các cổ đông tự khai rồi đăng ký. Sở dĩ gọi như vậy là để phân biệt nó với vốn pháp định là cái mà luật buộc một số loại công ty phải có khi được thành lập. Dù có tên là gì thì cả hai chỉ là một số tiền mà các cổ đông bỏ ra để lập doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó vốn có hai tính chất: pháp lý và thương mại.
Tính chất pháp lý của vốn
Công ty là một pháp nhân, tức là con người nhưng chỉ tồn tại trong con mắt của luật pháp. Xin gọi là “con ma”. Các cổ đông bỏ tiền ra để lập con ma; rồi cho nó hoạt động một mình (tách khỏi họ) và độc lập (không dính với ai về mặt trách nhiệm). Khi kinh doanh con ma sẽ gây thiệt hại cho những người khác (thể nhân và pháp nhân) và nó phải bồi thường; muốn làm được nó phải có tài sản. Đó là vốn. Do đó, về mặt pháp lý, người ta nói vốn là tiền mà công ty dùng để trả nợ. Đấy là trật tự xã hội, không thì sẽ loạn.
Vì mục đích đó, luật buộc (i) con ma phải công bố vốn và (ii) cổ đông không được làm giảm số vốn kia. Về sau này, khi con ma trả nợ thì người sẽ mất tiền thực sự là các cổ đông. Họ là “con nợ cuối cùng”. Con ma sẽ bị tòa án buộc trả nợ cho mọi chủ nợ, khi nó không có tiền mặt trả nợ đến hạn cho một người, và bị người ấy thưa ra tòa xin phá sản. Trách nhiệm của con ma thực sự là lúc này; còn lúc khác nó khất nợ được. Trách nhiệm của “con nợ cuối cùng” cũng là ở đây; đó là trách nhiệm phải “chi tiền” chứ không phải là “đi tù”. Khi phải trả nợ như vậy, có bao nhiêu tài sản con ma phải đem ra hết để trả. Thí dụ nó đã khai vốn điều lệ là 8 tỉ đồng, hiện có trong quỹ 16 tỉ, nhưng nợ 20 tỉ; vậy nó phải lấy 16 tỉ ra trả. Trả đến sạch túi như thế luật bảo là “chịu trách nhiệm vô hạn”. Các cổ đông đã bỏ vào nó 8 tỉ như đã đăng ký thì trong trường hợp này cũng mất luôn. Nhưng, họ chỉ mất số đó thôi, chứ còn tiền để ở nhà thì không sao; luật bảo là họ chịu “trách nhiệm hữu hạn”.
Do đó, đã là công ty - trách nhiệm hữu hạn, hay cổ phần - thì nó chịu trách nhiệm vô hạn; chỉ có người bỏ vốn được “hữu hạn”. Các khái niệm căn bản này của công ty vẫn thường bị hiểu lầm ở ta. Là “con nợ cuối cùng” nên khi lập ra con ma, cổ đông bảo nó “mày được phép có ngần này tiền làm vốn”. Do vậy, luật của Anh và Mỹ có khái niệm “authorized capital” (vốn được phép phát hành). Vào lúc công ty bị phá sản, cổ đông nào chưa góp đủ tiền như đã cam kết sẽ bị tòa buộc góp cho đủ. Họ bị ràng buộc bởi sự công bố của mình.
Tính chất pháp lý của vốn là như thế, nên khi con ma bị phá sản, vốn là số tiền mà chủ nợ của con ma và cổ đông tranh giành với nhau. Cổ đông được (do công ty tẩu tán tài sản) thì chủ nợ mất (họ cho vay 10$, nhưng có thể chỉ lấy lại được 5$); cho nên để đề phòng con ma tẩu tán tài sản, người ta đặt ra luật phá sản. Chỉ không trả được nợ cho một người thì con ma bị thưa phá sản ngay. Trong thủ tục phá sản, lại có thứ tự phân chia tài sản còn lại của con ma, ai lấy trước, lấy sau; do đó mà có nợ có bảo đảm và nợ không bảo đảm.
Tính chất thương mại của vốn
Ta đã nói về “vốn được phép phát hành”; đào sâu danh từ này thì ta đi sang ý nghĩa thương mại của vốn. Trước hết, là tiền bạc vốn sẽ tạo ra tài sản. Tài sản thì đem ra mua bán được và có thể nằm dưới các hình thức khác nhau như: giấy tờ có giá, động sản, bất động sản. Mua bán thì có luật cung cầu nên có lúc giá của tài sản lên hay xuống. Đấy là về phần vốn. Về phần con ma, bao lâu nó có tiền để trả nợ thì hoạt động… vô tư. Mà thực sự chẳng chủ nợ nào muốn nó bị phá sản. Con ma làm ăn lời lãi thì nó lắm của, nhiều tiền và số này sẽ cao hơn vốn được phép phát hành nhiều lần. Tính thương mại của vốn nảy sinh từ các điều kiện này.
Tác giả Huy Nam đã mô tả các sắc thái của vốn trong tính chất này. Ở đây - méo mó nghề nghiệp - tôi xin xếp chúng lại theo một thứ tự dễ hiểu hơn hầu có thể nêu một vấn đề khác.
Vì cứ còn tiền là con ma hoạt động vô tư, nên khi “cho phép” nó có - thí dụ - 10 tỉ đồng làm vốn, thì các cổ đông sáng lập chỉ góp 2 tỉ lúc đầu, cốt cho nó khởi động; sau này cần đến đâu thì góp tới đó. Sở dĩ vậy vì bỏ tiền ra thì ai cũng sợ mất; góp nhiều thì phải chia cổ tức nhiều, nên chi phí để có vốn (capital costs) sẽ cao; hơn nữa là khi con ma cần thì họ có thể kêu gọi người khác góp. Muốn vậy phải có cách làm. Để chia đều lãi lỗ với nhau, các cổ đông chia vốn thành từng phần đều nhau và định cho nó một giá để dùng giữa họ với nhau. Cái đó được gọi là mệnh giá của cổ phần (par value) hay giá danh nghĩa (nominal value). Số tiền cổ đông góp lúc đầu cho con ma theo mệnh giá được gọi là vốn đã góp (paid up capital). Cho người khác góp thêm sau này để đạt đến mức “cho phép” được gọi là công ty “phát hành cổ phần”. Việc ấy tạo nên sự chuyển nhượng hay mua bán vốn. Đã mua bán thì có giá cả và lời lỗ.
Vì vậy, vốn có giá thị trường, có khi lên cao, có khi xuống thấp; khi ấy mệnh giá của cổ phần không còn ý nghĩa nữa. Để sao mua bán lúc nào cũng có lời, người mua bán tìm nhiều cách tính toán như: chỉ số chứng khoán, tỷ lệ P/E, biểu đồ các loại để đánh giá công ty. Chúng ta nghe về các chi tiết này nhiều khi có thị trường chứng khoán, nơi có nhiều người mua hay bán cổ phần. Cổ phần có giá thị trường tạo nên “vốn hóa trên thị trường” (market capitalization). Cái vốn này cao hơn cái vốn “được phép” nhiều lắm. Và con ma sẽ khoe con số này để quảng cáo cho mình. Vốn là tiếng tăm!
Trong khi giá cổ phiếu của con ma trên thị trường lên hay xuống thì tiền cũng không phải là của nó, mà là của các người mua bán. Về phần mình con ma phải sử dụng tiền để kinh doanh và đóng thuế. Cho các việc ấy, nó có hệ thống sổ sách kế toán, bảng cân đối và báo cáo tài chính. Trước khi đóng thuế, nó phải lấy lại tiền đã chi tiêu. Nếu lấy hết một món tiền đã tiêu ngay trong năm thì tiền đó gọi là khấu hao; nếu chỉ được lấy lại trong vài năm thì tiền đó được gọi là “chi đầu tư vốn” (capital expenditure). Đọc lên thấy khó hiểu ghê! Sở dĩ có các vụ rắc rối ấy là vì Nhà nước có quyền chia một phần tư tiền lãi của con ma thì cũng phải cho nó giữ lại một số để sống mà… nộp thuế tiếp. Đóng thuế xong, con ma lập quỹ, chia cổ tức, hay giữ lại. Số tiền giữ lại kia sau vài năm cộng lại sẽ cao hơn nhiều so với số vốn đã được phép phát hành. Vốn này khác với “vốn hóa trên thị trường”. Bây giờ ta hiểu tại sao có lời hô hào “Đừng tin vốn điều lệ”! Nhưng điều ấy chỉ đúng trong tính chất thương mại của vốn.
Việc quản lý vốn
Ta du nhập định chế công ty vào mình bằng cách ban hành luật. Du nhập như thế thì nhiều khái niệm cơ bản và tập tục của định chế không được biết hết. Do đó thay vì bàn bạc về khái niệm, về tập tục thì ở ta người ta dễ tranh luận về từ ngữ.
Để quản lý vốn, ở các nước mà công ty đã có từ lâu thì việc ấy được phân chia như sau. Về tính pháp lý, tức là kê khai vốn “được phép phát hành”, thì việc ấy được giao cho cơ quan đăng ký công ty. Cổ đông khai sao, họ ghi vậy; không thắc mắc; ai khai nhiều mà không góp đã có chủ nợ khi công ty phá sản. Quản lý tính thương mại của vốn thì do những người giao dịch trực tiếp với công ty làm. Họ bỏ “khúc ruột” thì phải “chọn mặt gửi vàng”. Để bảo vệ họ, có tòa án và luật phá sản. Những người giao dịch gián tiếp với công ty cũng phải làm y chang và họ được ủy ban chứng khoán bảo vệ. Hệ thống quản lý vận hành theo nguyên tắc “ai có lợi ích thì phải tự lo” và cách quản lý là “đa đầu”. Cứ tưởng tượng các chủ nợ săm soi công ty thì thấy mức độ quản lý ấy chặt chẽ đến thế nào. Nhưng công ty cứ... vô tư kinh doanh, đừng để thiếu tiền mặt trả nợ! Quản lý lỏng nhưng chặt là như thế.
Ở ta quan niệm về tính chất của vốn không rõ ràng; dân giao dịch với công ty dường như theo nguyên tắc “khi lời lãi thì tìm cách né thuế, lúc lỗ lã thì trách móc chính quyền là không quản lý”; luật vay mượn chưa được cưỡng chế hữu hiệu, phá sản công ty chưa phổ biến; cho nên ta không thực hiện được cách quản lý “đa đầu”. Trong khung cảnh ấy, các cơ quan chức năng - Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán - bèn quản lý vốn theo nguyên tắc “chắc ăn cho mình - còn kệ họ”. Do vậy, cả hai đều không phân biệt tính pháp lý và thương mại của vốn; hoặc bắt chước theo tên mà không biết cách làm theo nghĩa. Điển hình là Nghị định 102/2010 quy định vốn đã góp tiền (paid up) là vốn điều lệ (nhận đăng ký) còn “vốn được phép phát hành” là “số cổ phần được quyền phát hành”! Vốn là tiền thì nó sẽ sinh sôi hay mất mát còn cổ phần chỉ là một sự giao ước của các cổ đông với nhau. Sao chủ nợ dựa vào giao ước đó được để thu hồi nợ?
Một điển hình nữa là Nghị định số 1/2010 buộc công ty cổ phần mua bán cổ phần trực tiếp (phát hành riêng lẻ) phải báo trước 20 ngày cho sở kế hoạch và đầu tư; rồi người mua không được bán lại trong vòng một năm; và các đợt phát hành phải cách nhau sáu tháng. Ủy ban Chứng khoán quản lý tính chất nào của vốn? Không phân biệt công ty gọi vốn từ một số ít người hay từ nhiều người.
Vì cách quản lý như thế nên người bị hoang mang là… báo chí! Sau khi có một ông ở TPHCM mở 37 công ty, thì một tờ báo đã đặt câu hỏi là Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM đã kiểm soát như thế nào mà để cho việc ấy xảy ra. Và đặt một cái tựa cũng không kém hoang mang “Hiểm họa vốn ảo!”. Người quan tâm… bình loạn! Nhà nước quản… rối tung! Cái vòng ấy sẽ kéo dài miên man, sao mà hội nhập với thế giới?
Lời vàng của Chủ tịch
Thấy Chủ Tịt pốt cái này nên nói leo, pốt lại do thấy phù hợp với Chủ Tịch vĩ đại..... (nguồn: ChungTa.com)
---------------------------------------------------------------------------------
Lãnh đạo các công ty luôn có xu hướng nói quá lên về kết quả kinh doanh của họ - lạc quan luôn luôn là một thành phần cần thiết trong bất kỳ việc kinh doanh nào. Trải qua năm tháng thì những tuyên bố của chủ tịch cùng với những kết quả kinh doanh bước đầu đã trở thành một nghệ thuật, nghệ thuật luôn lạc quan khi nhận tin xấu và phớt lờ những tác động tiêu cực.
Trong nỗ lực nhằm giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về thực tế phũ phàng đang ẩn sâu trong những từ ngữ giải thích, tôi đã trích ra đây một tuyên bố gần đây của công ty Bullish PLC, một công ty rất nổi tiếng đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. Với công việc này, tôi đã được Elderstreet giúp đỡ rất nhiều, ông là người thành thạo trong việc đưa ra các tuyên bố hai lời kiểu như thế.
“Công ty của các bạn rất vinh dự một lần nữa được thông báo một loạt các con số kinh doanh vững chắc.(Mặc dù doanh thu và lợi nhuận không tăng trong kỳ vừa qua nhưng Ban lãnh đạo đã quyết định tăng lương cho các thành viên trong ban). Trong những tình huống khó khăn, chúng ta đã có những tiến bộ thực tế trong nỗ lực đạt được các mục tiêu dài hạn của công ty. ( Thị trường hiện đang rất biến động nhưng may thay chúng ta chưa phá sản: mục tiêu của chúng ta bây giờ là tồn tại trong ngành). Doanh thu là 165 triệu bảng, lợi nhuận trước thuế là 3.2 triệu bảng . (Nếu không đưa ra tiêu chuẩn nào để so sánh thì những con số trên chắc chắn là thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ). Thu nhập trên mỗi cổ phần tăng 10% lên 8 điểm . ( Để đạt được điều này thì mức thuế chắc chắn đã giảm đi rất nhiều . ) Để chứng minh niềm tin của Ban lãnh đạo vào tương lai, chúng ta đã tăng mức chia lợi tức cổ phần lên 12%. (Chúng tôi thấy rằng hiện giờ chúng ta đang ở trong một môi trường cổ phiếu mang lại lợi nhuận, và nếu không mang lại cho những nhà đầu tư một chút lợi ích nào đó thì họ sẽ sa thải chúng tôi ).
Bộ phận lớn nhất của công ty ta – Phòng Phân phối – đã được tái cơ cấu để đem lại nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. (Chúng ta đã sa thải toàn bộ ban quản lý cấp cao và cho thôi việc của một nửa lực lượng lao động) . Chúng ta tin rằng chiến lược mới sẽ chứng minh được tính hiệu quả trong kế hoạch trung hạn .(Nếu chúng ta sống tới tuổi đại thọ thì có thể tình hình kinh doanh sẽ thay đổi ). Tôi đặt toàn bộ sự tin tưởng vào Ban lãnh đạo mới . ( Năng lực của họ hoàn toàn chưa được kiểm chứng và họ cũng có thể sẽ bị thay thế ). Chúng ta đã tăng chi tiêu cho hoạt động R&D nhằm mở rộng danh mục sản phẩm. (Chúng ta từ lâu đã không có sản phẩm mới và thụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh ). Chúng ta tin tưởng rằng bộ phận này sẽ là bộ phận chính trong công ty. (Bộ phận này đang làm ăn kém và đang được giao bán cho bất kỳ ai muốn mua ).
Chúng ta cũng đã sáp nhập vài bộ phận của công ty vào một bộ phận duy nhất gọi là Phòng các Sản phẩm khác .( Các chi nhánh này đang bị khủng hoảng và măc dù chẳng có ý nghĩa gì thì khi sáp nhập chúng lại nhưng việc sáp nhập này sẽ cho chúng ta cơ hội được bộc lộ hết cho mọi người thấy những vấn đề của mình ). Chắc chắn là công ty chúng ta sẽ có những chi phí cần thiết giúp chúng ta sẽ có những chi phí cần thiết giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều hơn trong những năm tới . (Những khoản đầu tư lớn sẽ phải cắt bỏ- ai biết chính xác về năm tới, chứ chưa nói gì tới những năm tiếp theo đó).Tổng lợi nhuận biên đang chịu sức ép lớn. (Chúng ta đang phải chịu lỗ đối với mọi sản phẩm bán ra). Tỷ giá hối đoái và những nhà cạnh tranh được trợ cấp ở nước ngoài đã gây thiệt hại cho những chi nhánh này của chúng ta. (ai có lỗi ở đây cả ngoại trừ sự kém cỏi của Ban điều hành ). Tuy nhiên, hiện giờ chúng ta đã có một chiến lược nhất quán và triển vọng thì đang rất khả quan. (Không một ai hiểu chúng ta đang làm gì, kể cả ban lãnh đạo cấp cao ).
Bảng cân đối kế toán vẫn rất khả quan. (Quá nhiều hàng tồn kho không bán được, nhiều con nợ khó đòi, máy móc lạc hậu, cơ sở hạ tầng cũ kỹ). Chúng ta nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của các ngân hàng. (Họ vẫn chưa chỉ định một ai thanh lý tài sản của chúng ta, nhưng chúng ta bị liệt vào danh sách cần được chú ý đặc biệt). Tinh thần làm việc trong công ty vẫn rất hăng say. (Chúng ta hi vọng sẽ được những khoản trợ cấp thôi việc lớn khi chúng ta bị sa thải). Quan hệ với khách hàng thì miễn chê vào đâu được . (Chưa có khách hàng nào kiện chúng ta ra toà). Chúng ta có niềm tin chắc chắn là công ty sẽ có tương lai huy hoàng trong tư cách là một thực thể độc lập. (Nếu công ty bị mua lại tôi sẽ mất đi tài xế riêng!).
Chúng ta đã thiết lập một bộ phận chuyên về internet để tận dụng những cơ hội lớn lao mà mạng toàn cầu mang tới và mong đợi nhiều điều lớn lao từ khoản đầu tư này. (Để duy trì mức giá cổ phiếu của chúng ta, công ty PR đã khuyên nên đưa chúng lên mạng Internet).
Các bạn có thể đã biết đến cái vụ tranh chấp pháp lý mà chúng ta đang theo đuổi. Ban lãnh đạo tin tưởng chắc chắn rằng hành động này là thiếu thực tế và sẽ được theo đuổi và bảo vệ đến cùng. (Đến thời điểm vụ án được đưa ra toà thì tất cả chúng ta đã về hưu rồi, vì vậy ai mà quan tâm đến chứ!).
Tình hình kinh doanh toàn cảnh của năm nay mang cả hai trạng thái. (Sự thất bại thê thảm đang dần hiện hữu, nhưng mọi chuyện sẽ khởi sắc). Chúng ta hi vọng sẽ thấu chi ngân sách trong sáu tháng đầu năm. (Ngân sách được định thấp một cách lố bịch – sáu tháng cuối năm sẽ là thảm hoạ toàn diện). Chúng ta cũng sẽ theo đuổi một cách mạnh mẽ chiến lược sáp nhập. (Nếu không có ai mua, công ty sẽ bị khai tử). Vẫn như trước, chúng ta cũng chỉ có mục tiêu tập trung và quyền lợi cho các cổ đông, (đặc biệt là các cổ đông ưu đãi nằm trong Ban lãnh đạo). Cá nhân tôi xin cam kết đưa công ty ta thành một công ty tầm cỡ thế giới trong ngành của chúng ta. (Tôi đã để mắt đến một chiếc trực thăng Gulfstream).
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhân viên làm việc chăm chỉ của công ty. (Những người mà chúng ta vẫn chưa sa thải do sự thiếu năng lực của chúng ta trong nhiều năm vừa qua).
7 giai đoạn của quá trình kinh doanh
Những ai lao vào con đường kinh doanh, nuôi chí trở thành ông chủ doanh nghiệp nên biết rằng từ ngày đầu thành lập cho đến lúc tan rã trong kinh doanh họ sẽ phải trải qua các giai đoạn khác nhau. Trên thực tế tiến trình của con đường kinh doanh gồm có 7 giai đoạn. Nắm được 7 giai đoạn đó và biết cách lên kế hoạch sắp xếp cho chúng là điều hết sức quan trọng để đạt được những bước thành công trong kinh doanh của các chủ doanh nghiệp.
Điểm trọng tâm của giai đoạn này làm sao chọn thời cơ kinh doanh phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê để khởi nghiệp. Và cũng đừng quên những điểm mấu chốt quan trọng khác đó là: quyết định chọn cơ cấu quyền sở hữu doanh nghiệp, tìm cố vấn chuyên nghiệp, và lập kế hoạch kinh doanh.
Những nguồn tài chính cho việc phát triển trong giai đoạn này có thể rất khó khăn để định vị. Bởi lẽ ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ phải tự tìm kiếm thị trường, khách hàng cho chính mình. Doanh nghiệp có thể sẽ phải dựa vào nguồn vốn vay mượn từ chủ sở hữu, bạn bè, gia đình, hay các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng vốn từ nguồn khác như: nhà cung cấp, khách hàng, các khoản viện trợ của chính phủ.
Giai đoạn khởi động đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập cơ sở khách hàng và thị trường cùng với nguồn ngân lưu được kiểm soát và theo dõi. Nguồn vốn hỗ trợ cho sự phát triển trong giai đoạn này có thể kêu gọi từ người sở hữu, bạn bè, gia đình, nhà cung cấp, khách hàng, đi vay hay các khoản viện trợ.
Chu trình nhịp sống tăng trưởng của các doanh nghiệp dựa trên sự vận hành của chính doanh nghiệp ấy theo một cách thức chuẩn hơn nhằm đáp ứng với khối lượng bán hàng và lượng khách hàng ngày càng tăng. Do đó doanh nghiệp cần áp dụng những hệ thống quản lý, phương pháp tính toán và vận hành tốt hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và tuyển dụng những nhân viên có khả năng xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn doanh nghiệp có thể tận dụng trong giai đoạn này đó là vay từ ngân hàng, từ lợi nhuận, đối tác, viện trợ và những lựa chọn cho thuê.
Giai đoạn này doanh nghiệp có thể "tạm nghỉ ngơi" và hài lòng với những thành tích đã đạt được. Chủ doanh nghiệp đã làm việc cật lực và cũng cần thư giãn, tuy nhiên thương trường vô cùng tàn nhẫn, khốc liệt và mang tính cạnh tranh cao. Do vậy doanh nghiệp cần có một điểm tựa vững mạnh hơn trong hình ảnh lớn hơn. Những vấn đề như nhân tố kinh tế, tính cạnh tranh hay sự thay đổi thị yếu của khách hàng cũng như xu hướng có thể nhanh chóng làm cho mọi cố gắng trên của doanh nghiệp trở thành "công cốc công cò". Do vậy chu trình nhịp sống của doanh nghiệp được thiết lập sẽ phải dựa trên những cải tiến và hoạt động năng suất.
Để có thể cạnh tranh được với thị trường vốn, chủ doanh nghiệp sẽ cần đến những hoạt động kinh doanh tốt hơn và quy mô lớn hơn cùng với kỹ thuật tự động hoá và đổi mới các thiết bị nhằm cải thiện năng suất kinh doanh. Nguồn vốn cho giai đoạn này có thể lấy từ các khoản lợi nhuận, vay ngân hàng, nhà đầu tư và các khoản viện trợ của chính phủ. Con đường kinh doanh gồm 7 giai đoạn nhưng không phải chúng diễn ra theo trình tự. Một số doanh nghiệp mới được thành lập nhưng chuyển từ giai đoạn khởi động đến tan rã rất nhanh.
Tiến lên phía trước lao vào những lĩnh vực kinh doanh mới không liên quan có thể là cách thử sức với những thử thách tàn khốc. Cụ thể là doanh nghiệp nên tăng thêm những sản phẩm, dịch vụ mới và tung ra thị trường hiện tại hay mở rộng những sản phẩm dịch vụ đã có vào thị trường mới, vào các đối tượng khách hàng khác nhau và hoặc thị trường định hướng tới. Nguồn vốn cho giai đoạn mở rộng có thể lấy từ liên doanh, các ngân hàng, nhà đầu tư mới, đối tác.
Chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu tự hỏi liệu đã đến lúc chuyển sang giai đoạn cuối cùng của chu trình nhịp sống doanh nghiệp - giai đoạn từ bỏ (tan rã) hay chưa. Họ cũng nên tìm kiếm những cơ hội mới, những mạo hiểm kinh doanh mới. Biện pháp cắt giảm chi phí và tìm ra những hướng đi mới nhằm mở rộng dòng ngân lưu là những việc làm cấp bách, cần thiết cho giai đoạn này. Nguồn vốn có thể huy động từ nhà cung cấp, khách hàng, những người sở hữu.
Nếu một ông chủ doanh nghiệp bắt đầu tìm cách để đóng cửa doanh nghiệp, thì ông ta sẽ phải đối mặt với thử thách liên quan đến vấn đề tài chính và tâm lý của sự thua lỗ. Đó là việc cần thiết để có được giá trị đích thực và chuyên nghiệp của công ty. Chủ doanh nghiệp cũng nên xem xét cách vận hành, rào cản cạnh tranh và cách quản lý sao cho công ty có thể đáp ứng và làm hài lòng khách hàng.
Trong giai đoạn này, việc thiết lập văn bản thoả thuận mua bán hợp pháp cùng với kế hoạch chuyển nhượng kinh doanh là điều rất quan trọng. Và nguồn vốn cho giai đoạn này chính là đối tác đánh giá kinh doanh. Các cố vấn tài chính và kế toán có thể đưa ra chiến lược thuế tốt nhất để quyết định xem nên bán hay đóng cửa doanh nghiệp.
Điều mà họ nên làm là tập trung và áp dụng các biện pháp nhằm giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Và những biện pháp này sẽ có tác động đến công ty sau này. Hiểu được việc áp dụng những giai đoạn nào trong chu trình kinh doanh là thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được bất kỳ thách thức nào phía trước và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.
MLM: cơ hội hay trò lừa đảo? (MLM: an Opportunity or a Scam?)
Tiếp tục câu chuyện về kinh doanh qua mạng (network marketing), còn gọi là bán hàng đa cấp (multi level marketing - MLM) và ở Việt nam gọi là "Bán hàng truyền tiêu", nay xin post lại một số bài từ mấy năm trước ở diễn đàn TTVNOL.
-------------------
MLM: cơ hội hay trò lừa đảo? (MLM: an Opportunity or a Scam?)
Judith A. Kautz - Source: http://entrepreneurs.about.com/library/weekly/1999/aa101799a.htm
Khái niệm
Các cơ hội kinh doanh theo dạng marketing đa cấp độ(MLM) dường như có mặt ở khắp nơi, không chỉ trên mạng internet mà còn len lỏi vào tận cuộc sống riêng tư của mỗi người, nó có mặt ở nơi bạn học, ở nhà thờ bạn thường tới cầu nguyện, nơi mà những nhà doanh nghiệp tích cực vận động cả đến nhóm nghiên cứu kinh thánh mua sản phẩm hay dịch vụ của họ. Thậm chí MLM cũng đã xâm nhập vào trong các văn phòng của cảnh sát. Người ta vừa phát hiện một kiểu dinh doanh theo cấu trúc hình tháp bất hợp pháp tại một trong những văn phòng của cảnh sát San Diego.
Vấn đề hay gây tranh cãi đó là MLM thực chất là gì và liệu nó có phải là một kiểu kinh doanh hợp pháp hay một hình thức lừa đảo? Tìm ra được câu trả lời trong hàng núi thông tin hỗn độn hiện nay quả thật là một việc làm nan giải. Sức lôi cuốn của một công việc kinh doanh với số vốn đầu tư tối thiểu và một hệ thống hỗ trợ tại chỗ là điều không thể phủ nhận. Nhưng đó có phải là sự thật không?
Một trong những khía cạnh rắc rối nhất của việc xem xét tính khả thi của nhiều cơ hội kinh doanh được thổi phồng lên đó là các thuật ngữ được dùng để mô tả chúng. MlM cũng thưòng đựoc gọi dưới cái tên là marketing theo mạng (Network marketing), Marketing trực tiếp đến người tiêu dùng (CDM - Consumer Direct Marketing), hay marketing có sự trợ giúp của người bán (SAM - Seller Assisted Marketing), một số những thuật ngữ khác cũng đang hình thành.
MLM là một hình thức kinh doanh trong đó việc trả hay nhận tiền bắt đầu từ cấp thứ hai. Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất vì định nghĩa của nó phù hợp với những hạn chế pháp luật cho loại hình kinh doanh này.
Kinh doanh theo mạng (network marketing) là việc xây dựng một mạng lưới những người phân phối cần cho công việc kinh doanh. Thông thường kiểu kinh doanh theo mạng về bản chất cũng là kinh doanh đa cấp độ ở chỗ tiền thưởng xuất hiện khi mạng có hơn một cấp. Thuật ngữ này có khi bị hiểu sai để chỉ một kiểu kinh doanh trong đó xây dựng một mạng lưới những nhà cung cấp sản phẩm nhằm đem đến nhiều khả năng lựa chọn sản phẩm hơn. Đây là cách nhằm thuyết phục khách hàng rằng dịch vụ của một công ty nào đó là ưu việt hơn hẳn những công ty khác thuộc loại này.
Marketing trực tiếp đến người tiêu dùng là một thuật ngữ lừa đảo trong đó coi mang lưới phân phối chính là người tiêu thụ chứ không phải là những người phân phối. Trong những công ty kinh doanh dạng nạy thì người phân phối phải mua sản phẩm đề tiêu dùng cho mục đích cá nhân của mình.
Những kế hoạch marketing có sự trợ giúp của người bán hàng (SAMP - Seller Assisted Marketing Plans) là một thuật ngữ thường dùng trong luật pháp California để mô tả những hình thức kinh doanh khác nhau bao gồm cả MLM. Khi khoản đầu tư cho việc kinh doanh này là 500$ trở lên thì nó được gọi là SAMP.
Các công ty MLM hoạt động dựa trên một loạt những nguyên tắc riêng có thể hiểu được. Sự lỏng lẻo của những nguyên tắc này là nguyên nhân của nhiều vụ kiện tụng từ phía những người phân phối đã mất đi khoản tiền đáng kể vào các chương trình của những công ty này. Vụ kiện điển hình là với công ty Amway vào năm 1979. Uỷ ban thương mại liên bang Mỹ đã khống chế Amway vì công ty này có tham gia vào một số hoạt động lừa đảo, nhưng vì lợi nhuận thu được là thông qua việc bán hàng nên công ty này vẫn hoạt động dù luật pháp trói buộc.
Trong cuốn "Legal Principles of Multilevel Marketing - Các nguyên tắc hợp pháp của marketing theo cấp độ", Gerald P. Nehra chỉ ra rằng, để đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, các công ty MLM phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
1. Công ty phải cung cấp sản phẩm/dịch vụ
a) có thể bán lẻ
b) được bán lẻ.
2. Sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua những đại diện bán hàng trực tiếp (những nhà thầu độc lập), chứ không phải là thông qua việc bán lẻ truyền thống.
3. Chế độ đền bù của công ty
a) được thiết lập để trả cho những đại diện của công ty vì lượng hàng/dịch vụ họ bán được
b) bao gồm cả khoản thưởng thêm cho những đại diện nào giới thiệu được thêm những đại diện khác vào công ty căn cứ vào lượng hàng mà đại diện thứ hai này bán được.
Một công ty có các điều kiện 1, 2, 3a là một công ty bán hàng trực tiếp một cấp, phải có thêm 3b thì công ty đó mới là kinh doanh đa cấp độ. Phải hội đủ cả ba yếu tố trên thì một công ty mới được coi là hợp pháp, nếu thiếu bất cứ một yếu tố nào cũng bị coi là bất hợp pháp. Nếu một công ty trả tiền cho người đại diện trực tiếp hay gián tiếp chỉ vì việc giới thiệu hay tuyển những người khác tham gia vào chương trình này thì đó chính là kiểu hoạt động theo hình tháp vốn bị pháp luật ngăn cấm.
Thêm vào đó, luật tại Mỹ gần đây đòi hỏi các công ty kinh doanh theo MLM phải đảm bảo ít nhất 70% sản phẩm của công ty do những người không phân phối tiêu dùng. Ngoài những tranh cãi xung quanh MLM là gì, rất nhiều người cũng băn khoăn với vấn đề là liệu những công ty MLM có thật sự làm đúng những gì họ hứa hay không.
Những ý kiến tán thành và phản đối
Hãy xem xét những lời hứa hẹn của các công ty MLM và sự thật đằng sau những hứa hẹn đó:
1. Marketing theo mạng là một cách kiếm hàng tấn tiền.
Theo DSA (Direct Selling Association - Hiệp hội bán hàng trực tiếp) đại diện cho 200 công ty bán hàng trực tiếp vào thập niên 90 doanh số hàng năm của những công ty bán hàng trực tiếp tăng thêm 30 %, đạt con số 18 tỉ USD trong đó bán hàng theo mạng chiếm 51%. Số lượng những người bán hàng cũng tăng lên với tỉ lệ như vậy và đạt 7,2 triệu người trong đó những người bán hàng theo mạng chiếm 58%. Hơn một nửa số người làm marketing theo mạng như một công việc chính kiếm được trên 50 000$ một năm, có 10% kiếm được trên 100 000 $.
Tuy vậy, DSA cũng đã phủ nhận những tin đồn cho rằng hầu hết những nhà triệu phú đang rút khỏi công việc kinh doanh theo mạng. Chủ tịch DSA cho rằng điều đó là ngớ ngẩn.
Doanh số và mức độ đền bù trung bình cho một người khác nhau đáng kể khi so với những cơ hội kinh doanh khác. Theo DSA, excel có tỉ lệ người ra và vào mạng là 86%, đó là con số thấp nếu so sánh với những công ty kinh doanh theo mạng khác. Equinox tiết lộ rằng, những người phân phối của công ty kiếm được trung bình 756$ một năm còn ở Amway là 1056$.
2. MLM sẽ là một xu thế trong tương lai. Cuối cùng tất cả hàng hoá đều được bán theo MLM.
MLM chiếm không hơn 1% doanh số của loại hình bán lẻ. Hầu hết doanh số bán hàng đạt được do những người phân phối mới, họ mới thiết lập công việc kinh doanh của mình.
3. Hoạt động của MLM không bao gồm những khoản chi khổng lồ cho quảng cáo và marketing do vậy có thể dùng nhiều tiền hơn để phát triển sản phẩm cho ra những sản phẩm có chất lượng ngaỳ một tốt hơn mà vẫn được bán với giá thấp hơn những sản phẩm cùng loại bán theo cách thông thường.
Việc định giá sản phẩm luôn đi lên theo đường xoắn ốc một phần là vì dòng chảy ồ ạt những cơ hội kinh doanh MLM trên một thị trường đã bão hoà. Để thu hút thêm những nhà phân phối, các công ty cạnh tranh với nhau băng cách đưa ra những chế độ đền bù hậu hĩnh hơn, khi tỉ lệ sản phẩm bán được tăng lên thì hoa hồng cũng tăng lên, cũng giống như là mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá bán buôn vậy, và giá bán lẻ do vậy cũng tăng lên. Vào năm 1945, phần đền bù của MLM là 3% đối với 1 thế hệ trở xuống. Vào thập niên 60, tiền trả tăng lên 15-20% đối với 4 hay 5 thế hệ dưới. Trong suốt thập niên 80, tổng số tiền trả trở nên phổ biến. Hầu hết những kế hoạch đền bù ngày nay đưa ra những khoản trả chiếm 60-75% hoặc hơn nữa, mặc dù mức độ tiền thưởng nói chung là 45 -60%.
Kết quả là một lọ dầu gội đầu nặng khoảng 200g sẽ có giá là 25$ trong khi mức chi phí bán buông thông thường đối với một lọ dầu gội đầu là 9 - 12$ , quá đắt để có được một chất lượng hơn hẳn hay chi phí rẻ hơn so với một cửa hàng nào đó nơi bạn sống.
4. Sẽ có vô số người tham gia làm người phân phối cấp dưới của bạn.
Nếu mỗi người phân phối chỉ tuyển 10 người và mỗi người đó lại tuyển thêm 10 người nữa, với mạng lưới bên dưới gồm 10 cấp, sẽ có 10 tỉ người tham gia vào việc phân phối này, còn lớn hơn cả dân số của quả đất này. Đây chỉ là một con tính đơn giản cho thấy lượng dân số như thế nào là phù hợp (giả định mọi ngươì dân trên trái đẫt này mong muốn mua sản phẩm và dịch vụ đó):
1 -> 10 -> 100 -> 1000 - > 10000 - > 100000 - > 1000000 - > 10 000000...
Nếu một người thay vì tuyển 10 người chỉ tuyển 6 người thôi ở mỗi cấp, con số vẫn tăng lên rất nhanh chóng:
1 - > 6 - > 36 - > 216 - > 1296 - > 7776 - > 46 656 - > 279 936 - > 1 679 616...
Nhưng có thể bạn không phải là người số một có nghĩa bạn đã là một cấp dưới trong dây truyền này rồi. Bạn có thể sống ở một nơi nào đó mà có đủ người dân ủng hộ việc bán loại hàng này?
5. Bán hàng cho bạn bè và gia đình thì rất dễ vì họ yêu quí bạn và muốn bạn thành công.
Có vô số những câu chuyện về những người đã đánh mất những mối quan hệ xã hội của mình chỉ vì việc ép buộc bạn bè và gia đình mua sản phẩm của mình. Marketing bằng phương pháp này là áp lực đối với những mối quan hệ như thế và đến một lúc nào đó gây nên sự rạn nứt đổ vỡ không gì cứu vãn nổi. Việc bán lẻ trực tiếp cho bạn bè theo mối quan hệ một- một đòi hỏi những người bạn đó phải thay đổi thói quen mua hàng. Thay vì mua một lọ dầu gội đầu khi đang ở trong cửa hàng, họ phải sắp xếp để mua nó từ bạn và có lẽ là phải trả với giá cao hơn. Điêu đó thật bất tiện, hơn nũa thu thập từ những người bạn quả là một thử thách.
6. Có thể tiến hành việc kinh doanh theo MLM trong thời gian rỗi của bạn. Bạn có thể kiếm được hàng triệu khi đang ngủ.
Nếu muốn làm đúng, MLM đòi hỏi một sự cam kết về thời gian khá lớn. Bạn phải luôn sẵn sàng bán hàng bất cứ lúc nào. Thường thường những người thất bại là những người không có cam kết. Cam kết ở đây là xem mọi người như là những khách hàng tiềm năng là luôn luôn bán hàng, không được ngừng trệ.
Nhiều người thường ví von những gì diễn ra trong công ty MLM giống như là một sự tẩy não. Những khẩu hiệu được truyền mồm giữa những thành viên trong công ty mà người ta không nhận thức được rằng chúng lố bịch như thế nào. Có những gia đình cảm thấy rằng họ đang mất đi một thành viên của mình vì một cơ cấu MLM, đã vội đưa ra những lời khuyên răn nhằm cứu thành viên đó thoát khỏi tổ chức. Điều này không đúng đối với hầu hết những tổ chức MLM. Khi có những nghi vấn người ta thường yếu cầu đưa ra những bằng chứng thực tế. Trong những công ty đáng nghi, thay vì những bằng chứng thực tế, người ta thường che dấu dưới một hình thức nào đó.
Liệu có những công ty MLM đáng để đầu tư hay không và liệu đây có phải là phương cách để người ta kiếm sống hay không? Tất nhiên là có. Theo cảm nhận, thành công của những công ty tốt là do việc thu hút quá nhiều những kẻ có mưu đồ xấu. Tuy nhiên những con người đó lại quá hùng hồn và nhiệt tình khi chào hàng nên khó có thể tìm ra được thực chất của vấn đề trong lĩnh vực này.
Bàn luận về Marketing đa cấp độ (MLM) và bán hàng truyền tiêu...
Nguồn gốc của Marketing đa cấp độ (The Origin of Multi-Level Marketing)
Sự ra đời của Marketing đa cấp độ đi liền với tên tuổi của tập đoàn Amway và sản phẩm Nutrilike. Khái niệm về Nutrilike có nguồn gốc vào đầu thập niên 30 theo ý tưởng của một doanh nhân sống ở Trung Quốc từ năm 1917 đến năm 1927 tên là Carl Rehnborg. Theo những tài liệu xuất bản của Amway, chính vì lẽ đó mà Rehnborg "có cơ hội đi sâu nghiên cứu những tác động của chế độ dinh dưỡng không hợp lí, đồng thời trở nên quen thuộc với nền văn hoá ẩm thực vào thời ông sống".
Với kết luận rằng cơ thể con người rất cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng để thực hiện tốt các chức năng của nó, ông bắt đầu hình dung ra một loại chất bổ sung dinh dưỡng có thể cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng quan trọng bất kể thói quen ăn uống khác nhau của mỗi người.
Sau 7 năm nghiên cứu thí nghiệm, Rehnborg sản làm ra những thức ăn bổ sung dinh dưỡng và đưa cho bạn bè dùng thử. Theo con trai ông, Sam, người sau này trở thành giám đốc Nutrilike và một nhà quản lí của công ty này nói:
Cứ sau một thời gian, bố tôi lại tới thăm bạn bè của ông để xem kết quả thế nào. Thường thì ông vẫn thấy những sản phẩm của mình vẫn để ở đằng sau các giá đựng đồ trong tình trạng chưa được dùng tới và bị quên lãng. Vì chúng chẳng tốn một xu để mua nên chúng chẳng có giá trị gì.
Đến lúc ấy thì bố tôi mới chợt phát hiện ra một nguyên tắc cơ bản là-ông chỉ cần tạo cho sản phẩm có một cái giá nào đó. Sau khi ông làm việc này thì bạn bè của ông do phải trả tiền để có nó nên đã thưởng thức sản phẩm rồi trở nên thích thú và hơn nữa cũng muốn bạn bè của họ được thưởng thức chúng. Khi họ đề nghị bố tôi bán loại sản phẩm này cho bạn bè mình, ông bèn nói:" Cậu cứ bán cho họ, tôi sẽ trả cậu một khoản hoa hồng."
Vào năm 1939, công ty cung cấp thực phẩm bổ sung dinh dưỡng của Carl Rehnborg còn gọi là tập đoàn Vitamin California đã đổi tên thành Nutrilike Products. Theo tài liệu lưu trữ của Toà án địa phương, việc phân phối thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ra nước ngoài của Nutrilike thực sự bắt đầu vào năm 1945 khi công ty do Lee S. Mytinger và William S. Caselberry điều hành trở thành nhà phân phối độc quyền trong nước. Rehnborg giờ đây đóng vai trò là một cố vấn khoa học trong kế hoạch phân phối và sẽ giải thích cho nhóm bán hàng rằng sản phẩm của ông chứa đựng bí quyết chữa bệnh theo cách không thông thường và là câu trả lời cho việc tìm kiếm sức khoẻ của con người.
Tổng doanh số bán hàng tăng lên 500.000$ một tháng, nhưng những nhà sáng lập lại gặp vấn đề rắc rối với pháp luật. Vào năm 1947, FDA khởi xuớng một chiến dịch kéo dài 4 năm buộc Mytinger, Casselberry, Rehnborg, những công ty đáng kính của họ và 15000 đại lý phân phối từ nhà này sang nhà khác dừng việc đưa ra những cam kết khoa trương về sản phẩm của mình. Những khách hàng tiềm năng được phát một cuốn sách nhỏ ghi" Làm thế nào để có sức khoẻ tốt và giữ được sức khoẻ tốt" với ý nghĩa rằng Nutrilike là phương thuốc hữu hiệu nhất nhằm chống lại hầu hết các bệnh tật: dị ứng, hen suyễn, suy sụp tinh thần, tim đập không đều, viêm amiđan và khoảng 20 bệnh khác nữa. Cuốn sách nhỏ bao gồm những bức thư cảm ơn, ngụ ý rằng những bệnh như ung thư, đau tim, lao phổi, viêm khớp và nhiều bệnh nan y khác có thể có phản ứng tốt với cách điều trị bằng Nutrilike.
Sau khi Mytinger và Casselberry, Inc phải ra trình chính quyền vì việc đưa ra những lời lẽ dễ gây ngộ nhận như vạy thì cuốn sách được xem xét lại và được thiết kế lại bằng một thứ ngôn ngữ mới, trong đó coi các loại bệnh là "một tình trạng không khoẻ mạng gây ra bởi sự mât cân bằng hoá học". Sản phẩm của Nutrilike chẳng chữa được bệnh gì- người bệnh chỉ có thể khoẻ lên khi ăn chúng. Hầu hết những lời cam kết chữa bệnh trực tiếp bị xoá bỏ, thay vào đó là những trường hợp minh hoạ trong lịch sử. Dưới áp lực của chính quyền, những trường hợp minh hoạ trong cuốn sách bị xoá bỏ nhưng vẫn còn những sự hiểu làm xung quanh nó.
Vào năm 1951, toà án bang ra lệnh cấm mọi hoạt động bán những sản phẩm Nutrilike dựa trên cuốn" Làm thế nào để có sức khoẻ tốt và để giữ được sức khoẻ tốt" và hơn 50 ấn phẩm khác thổi phồng tầm quan trọng của những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Những nhà sáng lập ra Amway, Rich DeVo và Jay Van Andel vốn là bạn bè rồi sau đó trở thành những nhà phân phối cho Nutrilike sau khi họ tốt nghiệp trường trung học. Họ đã rất thành công và xây dựng một tổ chức bán hàng với hơn 2000 người phân phối. Sợ rằng Nutrilike Products có thể sụp đổ, họ thành lập một công ty mới, tập đoàn American Way Association, sau đó đổi tên là Amway. Họ bắt đầu tiếp thị những sản phẩm như chất tẩy trùng, các sản phẩm cọ rửa gia dụng và sau đó mở rộng ra là các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, giấy vệ sinh, đồ trang sức, đồ thiết bị nội thất, sản phẩm điện...Tổng doanh số tăng đều đặn từ nửa triệu USD năm 1959 tới hơn 1 tỉ USD vào cuối thập niên 80.
Reference: Notices of judgment under the Federal Food, Drug, and Cosmetic Act. D.D.N.J., F.D.C. 3381-3383, Issued Aug 1951.
Xem thêm: MLM: cơ hội hay trò lừa đảo? (MLM: an Opportunity or a Scam?)
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nguyệt Ánh: Chill-out là thương hiệu của tôi
Chủ đề cuộc gặp lần này xoay quanh dự án Nguyệt Ánh Chill-out của Nguyệt Ánh đang được chú ý trên báo chí, trong các forum âm nhạc và cả ở ... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
36 câu hỏi để yêu nhau
20 năm trước, nhà tâm lý học người Mỹ Arthur Aron đã tự soạn ra một bộ 36 câu hỏi, với mục đích khiến cho hai người hoàn toàn xa lạ yêu nhau...